Trước khi sổ hộ khẩu bị “khai tử” từ 1/1 2023, người dân cần làm căn cước công dân gắn chíp, đăng ký tài khoản định danh điện tử hoặc xin giấy xác nhận thông tin về cư trú.

Theo khoản 3 Điều 38 Luật Cư trú, sổ hộ khẩu giấy chỉ được sử dụng và có giá trị như giấy tờ, tài liệu xác nhận về cư trú đến hết ngày 31/12/2022. Nghĩa là,từ năm 2023, sổ hộ khẩu bản giấy chính thức bị “khai tử”, thay vào đó nhà chức trách sẽ quản lý dân cư theo hình thức 4.0, tức “sổ hộ khẩu điện tử”.

Do nhà chức trách sẽ không thu hồi, người dân có thể giữ lại sổ làm kỷ niệm.

Bộ Công an cho hay, khi không còn sổ hộ khẩu, người dân có thể khai thác thông tin cư trú trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công.

Trên hệ thống, mỗi người sẽ có một mã định danh cá nhân, trong đó có đầy đủ các thông tin về tên, tuổi, giới tính, ngày sinh, nơi sinh, quan hệ nhân thân,…

hokhau 20220513103425

Khi không còn sổ hộ khẩu giấy, nhà chức trách khuyến cáo, người dân cần làm những việc sau:

Làm căn cước công dân gắn chip

Theo khoản 1 Điều 3 Luật Căn cước công dân, căn cước công dân thể hiện thông tin cơ bản về lai lịch, nhận dạng của công dân. Bộ Công an đã hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương, sử dụng thông tin công dân trên căn cước thay cho việc xuất trình sổ hộ khẩu.

Người dân có thể sử dụng căn cước gắn chíp là một loại giấy tờ pháp lý chứng minh thông tin cá nhân, nơi thường trú khi làm các thủ tục hành chính. Bởi thế, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền không được yêu cầu công dân xuất trình thêm giấy tờ khác chứng nhận các thông tin đã có trên căn cước công dân gắn chíp.

Trên mặt thẻ Căn cước công dân thể hiện các thông tin cơ bản về: số căn cước công dân (chính là số định danh cá nhân); họ, chữ đệm và tên khai sinh; ảnh chân dung; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; quốc tịch; quê quán; nơi thường trú; ngày thẻ hết hạn; vân tay; ngày cấp thẻ; đặc điểm nhân dạng…

Ngoài ra, theo Điều 12 Luật Căn cước công dân, số định danh cá nhân được xác lập từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, dùng để kết nối, cập nhật, chia sẻ, khai thác thông tin của công dân. Số định danh cá nhân do Bộ Công an thống nhất quản lý trên toàn quốc và cấp cho mỗi cá nhân.

Từ đó, Bộ Công an đề nghị người từ đủ 14 tuổi trở lên cần sớm làm Căn cước công dân gắn chíp để thuận tiện trong các giao dịch. Hiện có trên 76 triệu Căn cước công dân đã được cấp.

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *